GOOD MORNING Thầy/Cô và Anh/chị CEO SG08,
(31.07.2022 Chủ nhật với chuyên đề TƯ DUY HỆ THỐNG)
Em là Định – Team 07 sẽ Recap nội dung buổi học theo bố cục các phần CÁI MÌNH NGHE – CÁI ẤN TƯỢNG – CÁI ÁP DỤNG.
(Cảm ơn Thầy đã khai sáng TƯ DUY HỆ THỐNG vào công việc và cuộc sống, bài giảng có đủ cả 3 chữ T: Thẳng thắn – Thật tâm – Thâm sâu).
Góc chia sẻ: “Sau bài giảng này đầu em như NỔ TUNG, như 1 CÚ HÍT, như có 1 viên đạn bắn xuyên qua đầu làm e TỈNH NGỘ”
Sau bài giảng về chuyên đề TƯ DUY HỆ THỐNG em Định – Team 7 tâm đắc nhất ở điểm “KHÔNG AI LÀ KHÔNG THỂ THAY THẾ NẾU CÓ HỆ THỐNG TỰ VẬN HÀNH” trong doanh nghiệp.

A – PHẦN NGHE ĐƯỢC
Nay e lại được Thầy trang bị 1 TƯ DUY BÁ ĐẠO: “LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG SYSTEM, CON NGƯỜI PHỤC VỤ SYSTEM VÀ SYSTEM LÀ CỦA CÔNG TY”
(Không ai là không thể thay thế kể cả là LÃNH ĐẠO, hệ thống chả sợ BỐ CON thằng nào cả) Cái này vui thôi nha cả nhà hihi
Do em đang làm trong lĩnh vực về Tư vấn & Đào Tạo nên 7 KEY em sẽ áp dụng sau bài giảng của Thầy Tài:
- Con người là chi phí không phải TÀI SẢN, Đội ngũ mới là TÀI SẢN
- Văn hoá xây dựng năng lực tổ chức học tập không ngừng nghĩ (Never stop sharing)
- Lãnh đạo cần có năng lực thiết kế hệ thống tinh gọn để con người tự vận hành
- Quản trị “CÁI GÌ ĐÚNG”, chứ không phải “AI MỚI ĐÚNG”
- Thoát khỏi TƯ DUY GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, hãy tập “TƯ DUY HỆ THỐNG”, coi hệ thống là lợi thế cạnh tranh
- Công ty không phải “CÁI NHÀ”, cần quản trị “mục tiêu” + “quá trình”
- Chuyên gia khác thợ ở điểm, chuyên gia giải quyết bài toán mới dựa trên kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy, còn thợ họ chỉ chăm chăm giải quyết bài toán cũ

Bạn cần thay đổi TƯ DUY HỆ THỐNG, CHUYỂN HÓA TÂM THỨC
- Tôi không biết rằng tôi không biết → Tôi biết rằng tôi không biết → Tôi biết những gì tôi không biết
- Tầm nhìn LỚN (để thúc đẩy) nhưng MỤC TIÊU thì phải khả thi (Step by Step)
- Tư duy của LÃNH ĐẠO là Nhìn cây thấy luôn cả 1 khu rừng
- CEO cần chú ý 3 điều: TÀI LỰC + NHÂN LỰC + VẬT LỰC
- CEO cần quan tâm 3 thứ: CON NGƯỜI + VĂN HOÁ + HỆ THỐNG
Sau 2 năm doanh nghiệp của em vật lộn, vất vả, đương đầu với Covid thì có 2 Keyword chính mình mọi CEO cần hiểu rõ & làm đúng: TINH GỌN + HIỆU QUẢ mới là sự ƯU TIÊN HÀNG ĐẦU. VÀ ĐẶC BIỆT LÀ HỆ THỐNG TINH GỌN.
Chúng ta lại có 3 KEY lớn nữa cần TẬP TRUNG vào:
- Tài chính
- Kinh doanh
- Nhân sự
B – PHẦN ẤN TƯỢNG
Em có nhiều phần ấn tượng ở bài giảng của Thầy nhưng đúc kết cho riêng mình áp dụng, 1 số key chính để Anh/chị/em có thể nghiên cứu thêm ở phần Beer Game.

Ấn tượng 1: Trò chơi cung ứng Bia
BEER GAME: Trò chơi phân phối bia là một trò chơi mô phỏng kinh doanh học tập kinh nghiệm được tạo ra bởi một nhóm giáo sư tại Trường Quản lý MIT Sloan vào đầu những năm 1960 để thể hiện một số nguyên tắc chính của quản lý chuỗi cung ứng.
Link tải: https://beergame.masystem.se/
Ấn tượng 2: Em được khai sáng tư duy
Công ty được vận hành bởi những con người bình thường vì đã có hệ thống.
Khi có hệ thống minh bạch, rõ ràng mọi thứ thì “ĐẾCH SỢ BỐ CON THẰNG NÀO CẢ!”
Ấn tượng 3: Dựa trên cái gì đúng
Khi mọi người làm dựa trên điều đúng thì ông Sếp sai vẫn bị xử như thường. Giới hạn của Sếp không bị ảnh hưởng cho mọi người, và nếu vẫn giữ tư duy Ai đúng thì Sếp là thằng luôn đúng, như vậy sẽ rất nguy hiểm.
Ấn tượng 4: Phần thiền định 10 phút
CEO muốn vận hành hiệu quả thì cần có SỨC KHOẺ về TINH THẦN và NÃO BỘ.
Tập thiền định 10 phút mỗi ngày để giữ tinh thần lạc quan, phấn khởi, tái tạo năng lượng.
Còn nhiều nữa, các anh/chị khác xem bổ sung thêm nhé!
C – PHẦN ÁP DỤNG

* VIẾT QUY TRÌNH
Sau khi hiểu về TƯ DUY HỆ THỐNG CEO cần phải ngồi VIẾT QUY TRÌNH.
Nào! Các CEO hãy tự đặt câu hỏi này nhé, TỰ ĐẶT – TỰ ĐI TÌM CÂU TRẢ LỜI vì chỉ có bạn mới hiểu doanh nghiệp của bạn mà thôi. Mỗi nhà mỗi cảnh!
Sếp và nhân viên cùng ngồi với nhau viết quy trình quản lý dự án, công việc:
- Quy trình quản lý dự án, công việc cho phòng kỹ thuật
- Quy trình tư vấn bán hàng cho phòng kinh doanh
- Quy trình tuyển dụng nhân sự
- Quy trình đào tạo
- Quy trình bán hàng, marketing, tài chính
Mục đích là để hoàn thành việc xây dựng hệ thống rõ ràng, minh bạch để dễ dàng ra QUYẾT ĐỊNH.
CÁC CÂU NÓI TÂM ĐẮC, BÀI HỌC TỪ THẦY:
- CEO không nhìn thị trường bằng con mắt của nhân viên
- Nếu muốn TĂNG TRƯỞNG (mô hình thay đổi, con người thay đổi)
- Công ty tìm cách không phụ thuộc vào 1 nhân viên, và nhân viên muốn không bị phụ thuộc thì cần tạo ra giá trị mới
- Tăng lương là điều hợp lý, nhưng phải tăng năng suất lao động, tăng doanh thu, tăng biên độ lợi nhuận, cắt giảm chi phí
- Công ty sống được phải có TIỀN, CON NGƯỜI muốn thực hiện giấc mơ phải có SỨC KHOẺ
- Anh không cần TUYỂN NGƯỜI GIỎI, anh cần NGƯỜI PHÙ HỢP
- Nhưng khi anh muốn ĐỘT PHÁ thì anh cần NGƯỜI GIỎI LÀM VIỆC
- Chiến lược TỐT NHẤT là KHÔNG LÀM GÌ, đa số chúng ta dành thời gian để SỬA SAI
Em xin tạm dừng bài chia sẻ ở đây, vì bài dài quá rồi. Chúc các Anh/chị áp dụng thành công.
Comment ý kiến và bài học nhận được nhé!
===
Cảm ơn Thầy/Cô và các Anh/chị đã đọc đến dòng cuối cùng.
Kính chúc Thầy/Cô thật nhiều SỨC KHỎE.
Dinh Nguyen From team 7 with love…
#CEOSG08 #TEAM7 #dinhnguyenceo #tuduyhethong
===
BONUS thêm bài của e viết trước đó 1 ngày. Dự báo trước bài học nhưng SAI BÉT.
CEO CẦN CÓ “TƯ DUY HỆ THỐNG”
(Bài viết dựa trên kinh nghiệm tích luỹ trong quá trình Startup)
Bài viết khá dài, chắc lọc từ kinh nghiệm. (Trước khi học 1 Thầy nào đó thì mình cũng nên tập làm Thầy để hiểu Thầy dạy mình cái gì).
I – HIỂU VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG
Mình thì hiểu thế này…
Theo Định hiểu về cụm từ “Tư duy hệ thống” được tách ra làm 2 vế.
– Vế 1: Tư duy là quá trình tổng hợp, phân tích, kết luận dựa trên kiến thức + kinh nghiệm của mình để giải quyết một vấn đề.
– Vế 2: Hệ thống là chuỗi các bước có liên quan chặc chẽ với nhau để hoàn thành 1 mục tiêu được đặt ra.
==> Kết luận: “Tư duy hệ thống” giúp cho chúng ta có 1 BỨC TRANH TỔNG THỂ để giải quyết 1 VẤN ĐỀ, hoặc đưa ra 1 QUYẾT ĐỊNH và là tổ hợp các bước có sự hỗ trợ của công cụ + con người để hoàn thành mục tiêu.
Nhưng TƯ DUY HỆ THỐNG chỉ thật sự PHÁT HUY TỐI ĐA khi thỏa mãn 3 yếu tố. Và người có TƯ DUY HỆ THỐNG cần:
+ NGỘ: hiểu và tin là ĐÚNG
+ CHỨNG: đã làm và có kết quả ĐÚNG
+ CHUYỂN: đã chia sẻ và mọi người dùng được
Ngộ ra được kiến thức, chân lý của 1 sự vật, hiện tượng để hiểu vấn đề 1 cách có chiều sâu. Sau đó chứng minh được mình đã áp dụng vào công việc và cuộc sống 1 cách đúng đắn. Cuối cùng chuyển hoá những điều đó thành quy trình để ai cũng có thể dùng được.
II – LỢI ÍCH CỦA TƯ DUY HỆ THỐNG
+ Học nhanh hơn với cái đầu có hệ thống
+ Giải quyết vấn đề nhanh nhạy hơn
+ Thích ứng, ứng biến linh hoạt
+ Đổi mới, sáng tạo nhanh chóng
Giá trị mà TƯ DUY HỆ THỐNG mang lại là không hề bàn cải. Chính những điều này mang lại cho người có tưu duy hệ thống 1 cảm giác an toàn và luôn luôn làm chủ bản thân.
III – CÁC BƯỚC ĐỂ TRIỂN KHAI TƯ DUY HỆ THỐNG
1. Cấu trúc, mô phỏng lại vấn đề
2. Sự lặp đi, lặp lại của 1 việc
3. Mô phỏng lại các bước bằng công cụ
4. Lập kế hoặch và đưa lên mô hình
5. Đào tạo, gán quy trình hướng dẫn
IV – CÁC VÍ DỤ VỀ TƯ DUY HỆ THỐNG
Chưa hiểu thị trường, xác định phân khúc, bỏ qua khâu nghiên cứu -> Dẫn đến chọn sản phẩm sai, tung sản phẩm không được đón nhận
Không hiểu hành vi khách hàng mua hàng -> Tiếp thị sai kênh bán, bỏ nhiều tiền marketing những không hiệu quả
Marketing mạnh, nhưng đội ngũ bán hàng lại không đáp ứng được, đội kỹ thuật không làm việc hiệu qủa.
V – TÓM TẮT CÁC KEY CHÍNH
– Tư duy hệ thống là quá trình TÍCH TIỂU THÀNH ĐẠI
– Người có tư duy hệ thống luôn nhìn xa trông rộng
– Lợi ích của tư duy hệ thống là NGỘ – CHỨNG – CHUYỂN
– Tư duy hệ thống giúp con người năng suất
– Giảm áp lực, và thúc đẩy chuyển đổi khi có TƯ DUY HỆ THỐNG
– Nhìn vấn đề bao quát, có chiều sâu nhờ TƯ DUY HỆ THỐNG
– Con người trở nên quyết đoán, thông minh hơn
…
VI – 5 CUỐN SÁCH ĐỂ TƯ DUY HỆ THỐNG TỐT HƠN
1. Tư duy nhanh và chậm
2. Những kẻ xuất chúng
3. Tư duy như một kẻ lập dị
4. Nghệ thuật tư duy rành mạch
5. Rèn luyện kỹ năng tư duy logic trong 1 phút
Bài khá dài, với lượng kiến thức đồ sộ và các keyword mà bất kỳ ai làm quản trị cũng cần học tập và trao dồi thêm.
KẾT THÚC!